top of page

CHỈ ĐIỂM NHỮNG THÓI QUEN KHIẾN CHO VIỆC NGHE TIẾNG ANH THẤT BẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (P.1)



I. DỊCH SANG TIẾNG VIỆT KHI NGHE TIẾNG ANH

Đây là một thói quen mà đại đa số tất cả những ai đã/ đang học tiếng Anh đều từng mắc phải ít nhất 1 lần trong đời. Một lỗi nghiêm trọng nhưng vô cùng phổ biến.

Khi nghe tiếng Anh, rất nhiều người đã cố gắng dịch ý nghĩa của thông điệp mình vừa được nghe sang tiếng Việt với lý luận là “để hiểu được ý nghĩa rõ ràng". Nhưng bạn không biết được rằng, càng cố dịch sang tiếng Việt thì càng không thể hiểu được thông điệp của những điều bạn vừa nghe là gì.

Dịch thuật là một định nghĩa cho quá trình phức tạp, đòi hỏi rất cả về sự thông thạo giữa các ngôn ngữ cần được chuyển dịch, và không thể kể đến đó là sự nhanh nhạy trong việc xử lý và ghi nhớ khối lượng thông tin từ ngữ được nghe.

Để có thể dịch được tức thời nhưng từ, câu vừa nghe đòi hỏi người dịch phải có trình độ và nền tảng giữa các thứ tiếng cần dịch rất vững chắc, đồng thời phải thực hành dịch song ngữ rất nhiều văn bản trước đó, mới có thể đảm bảo nội dung được trau chuốt sau khi dịch ra thành phẩm.

Từ đó có thể thấy, việc cố gắng dịch sang tiếng Việt khi nghe Tiếng Anh để “hiểu” là phương pháp học sai, hoàn toàn sai.

Thông tin đến từ việc nghe là liên tục, trong khi việc dịch đòi hỏi 1 “độ trễ” nhất định trong việc tiếp nhận – xử lý thông tin – và trả về kết quả, cho nên sẽ dẫn đến hệ quả là đang cố gắng dịch câu 1 nhưng thông điệp được truyền tải đã đến câu thứ 10.

Để khắc phục điều này, bạn có thể thử phương pháp sau:

  • TƯ DUY BẰNG TIẾNG ANH

Việc này giúp kích thích bản thân sử dụng lặp đi lặp lại những vốn từ mà bạn đã có sẵn (vốn từ thụ động). Bên cạnh đó còn giúp cho bạn sẵn sàng tra cứu thêm những vốn từ vựng mới (vốn từ chủ động) để lấp vào khoảng trống, hoàn chỉnh mạch ý tư duy tiếng Anh của bạn.

Từ đó, việc tư duy bằng tiếng Anh trở thành một cánh tay đắc lực trong việc ghi nhớ và sử dụng vốn từ thụ động và chủ động nhuần nhuyễn liên tục, chuyển đổi trạng thái vốn từ chủ động sang thụ động một cách nhanh chóng.



Vậy tập luyện tư duy tiếng Anh bằng cách nào?

1. Chuẩn bị một cái đầu lạnh, tắt luôn chế độ suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi mới dịch ra tiếng Anh.

Ví dụ: Đừng nghĩ: “Tôi muốn ăn cơm" rồi chuyển dịch “ I want to eat rice"

Hãy bắt đầu thẳng từ câu “I want to eat rice”. Hoàn toàn bằng tiếng Anh thôi.

2. Hãy cố gắng miêu tả mọi thứ xung quanh bạn bằng tiếng Anh.

Ví dụ: There is a blue sky. A bird is flying or That’s a book with a red pen.


3. Dùng từ điển Anh - Anh để nâng tầm tư duy tiếng Anh lên một thứ hạng cao cấp mới.

Ví dụ: Eat được định nghĩa theo từ điển Anh - Anh như sau: Eat = to put or take food into the mouth

Bạn có thể tham khảo các từ điển Anh-Anh tốt nhất hiện nay tại:


4. Nói chuyện với bản thân bằng tiếng Anh

Bạn cần phải kết hợp giữa việc tạo những câu hội thoại bằng tiếng Anh trực tiếp trong đầu với việc chuyển những câu thoại đó thành lời nói. Điều này giúp ích rất nhiều cho phản xạ giao tiếp.

Hãy thử nhìn vào gương mỗi sáng lúc thức dậy và nói một lời tích cực cho chính mình, như:

Hello, sweetie, you are so beautiful. Have a good day.

II. CỐ GẮNG NGHE HIỂU TỪNG TỪ MỘT


Khi cố gắng nghe hết hoàn toàn 100% các từ được nói, não bộ sẽ cảm thấy “ức chế”, áp lực và mệt mỏi khi phải xử lý quá nhiều thông tin và cuối cùng, bạn sẽ chẳng hiểu được gì cả.

Thay vì phải áp đặt bản thân nghe và hiểu rõ từng từ từng chữ một, bạn có thể tập thói quen nghe các từ khóa và từ đó có thể hiểu được đại ý của thông điệp được nghe.

Ví dụ: …………. weather………… hot…… go………………... swim…...pool

Các từ ngữ mà bạn nghe được chỉ chiếm khoảng 40% thông điệp được nghe nhưng bạn cũng có thể hoàn toàn nắm được ý chung của câu nói đúng không?



III. KHÔNG BỔ SUNG TỪ VỰNG


Thiếu từ vựng là 1 trong những vấn đề khiến cho bạn không thể nghe hiểu Tiếng Anh. Khi nghèo vốn từ vựng, dù bạn có nghe nhiều đến đâu, chăm chỉ đến đâu, khả năng nghe tiếng Anh của bạn vẫn không thể hoàn thiện 1 cách tốt nhất được.


Tuy nhiên, việc học từ vựng không nên diễn ra theo cách học chay từng từ một mà nên kết hợp với nhiều kỹ năng. Lý tưởng nhất là phối hợp cả 4 kỹ năng như cách dưới đây:

  • Nghe 1 đoạn hội thoại

  • Cố gắng tìm ra những những từ lạ chưa biết nghĩa

  • Tra nghĩa bằng từ điển Anh – Anh

  • Ghi lại sau đó nghe lại.


(to be continued)


 
 
 

Commenti


bottom of page