BẠN CÓ BIẾT THÓI QUEN CHỈ TRÍCH CON CÁI TẠO ẢNH HƯỞNG XẤU RA SAO ?
- SS English Academy
- Mar 31, 2021
- 4 min read
Chỉ trích con cái dường như là một phản ứng xảy ra khá thường xuyên của không ít cha mẹ khi họ không hài lòng với một biểu hiện nào đó của con.
Chỉ trích hoặc chê bai con nhỏ dường như là một phản ứng xảy ra khá thường xuyên của không ít cha mẹ khi họ không hài lòng với một biểu hiện nào đó của con. Lý do mà nó vẫn khá phổ biến có lẽ là vì bản thân các bậc phụ huynh không hiểu hết được ảnh hưởng của thói quen này tới lòng tự trọng của trẻ và cách trẻ nhìn nhận bản thân chúng.

Cha mẹ luôn luôn là những người quan tâm đến con cái mình nhất. Vì vậy, khi trẻ làm sai hay mắc lỗi, nhiều bậc cha mẹ thường trách mắng con luôn để con biết sai biết sợ. Một sự thật mà nhiều bậc cha mẹ không biết rằng, khi mình chưa hiểu lý do tại sao trẻ mắc lỗi mà đã trách mắng chúng, sẽ khiến kết quả trở nên tồi tệ hơn, khiến trẻ chống lại cảm xúc tạo nên tâm lý phản nghịch, đồng thời cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cho nên, khi gặp phải bất kỳ một vấn đề gì, cha mẹ không nên chú ý đến kết quả, mà trước hết hãy phân tích lý do cho vấn đề của trẻ. Vì mỗi trẻ em đều có một trí thông minh riêng biệt được chia ra thành nhiều trí thông minh khác nhau, nhờ việc hiểu về trí thông mình của con có thể giúp ta thấu hiểu trẻ hơn để ngưng sự chỉ trích dành cho con
Xem thêm "CÁC LOẠI TRÍ THÔNG MINH"
Biểu hiện của chỉ trích

Các biểu hiện của chỉ trích khá đa dạng, không nhất thiết phải ở dạng chì chiết, nhắc đi nhắc lại nội dung đã nói. Chỉ trích có thể là:
- Chê bai trẻ là dốt, chậm, vô tích sự, không biết gì, lười biếng, ích kỷ,...
- Công khai so sánh trẻ với các trẻ khác trước mọi người với ý rằng trẻ không bằng ai.
- So sánh trẻ với trẻ khác qua lời nói trực tiếp với một mình trẻ.
- Thường xuyên tỏ thái độ không chấp nhận trẻ.
- Chế giễu trẻ.
Tại sao chỉ trích có hại cho trẻ?
Chỉ trích, nếu diễn ra thường xuyên, trở thành một dạng bạo hành tâm lý. Hãy tưởng tượng xem bạn sẽ cảm thấy ra sao khi suốt ngày bị so sánh, đánh giá, bị ép buộc phải phấn đấu cho bằng một ai đó và phải đáp ứng mong đợi của chính cha mẹ bạn theo cách đó? Tôi không nghĩ người lớn nào trong chúng ta sẽ thích việc đó.
Những năm đầu đời là nền tảng phát triển cho toàn bộ những năm về sau của một con người. Trong những năm đó, trẻ nhỏ học và phát triển trên rất nhiều phương diện, trong đó quan trọng nhất là nhận thức của chúng về bản thân chúng. Nếu chúng được cha mẹ yêu thương và chấp nhận, thì chúng sẽ tin tưởng rằng bản thân chúng có giá trị. Chúng phát triển được lòng tự trọng, cảm thấy tự tin khi tương tác với thế giới, và cảm thấy an toàn vì biết luôn luôn có thể tin tưởng vào cha mẹ.

Ở chiều ngược lại, khi một đứa trẻ liên tục bị phán xét và chỉ trích, đứa trẻ ấy mất dần niềm tin vào cha mẹ, cảm thấy mình không có giá trị, cảm thấy mình thua kém những trẻ khác, cảm thấy sợ sệt và lo lắng mình luôn làm gì đó sai. Sự tổn thương sâu sắc đó có thể theo trẻ cho tới khi lớn, bắt đầu thể hiện ra dưới dạng triệu chứng là những vấn đề tâm lý (đặc biệt như rối loạn lo âu) khi trẻ bước vào giai đoạn vị thành niên – nếu như cha mẹ không kịp nhìn nhận ra vấn đề để thay đổi cách đối xử với con cái. Nghiên cứu cho thấy trẻ em có cha mẹ độc đoán và liên tục chỉ trích con cái sẽ dễ gục ngã hơn khi phải đương đầu với các khó khăn trong cuộc đời sau này ở giai đoạn trưởng thành.
Trong quá trình lớn lên, trẻ em luôn gây ra những lỗi lầm. Là cha mẹ, mọi người luôn lo sợ rằng con cái mình sẽ trở thành những đứa trẻ hư. Thời gian sẽ tôi luyện chúng nên người. Sau khi trẻ gặp phải vấn đề, cha mẹ hãy cố gắng hỏi chúng 8 câu hỏi này để có thể dễ dàng giải quyết vấn đề của trẻ.
HÃY GIẢI QUYẾT BẰNG CÁCH ĐẶT NHỮNG CÂU HỎI CHO TRẺ NHƯ SAU:

1. "Chuyện gì đã xảy ra?"
Hãy để trẻ có cơ hội nói chuyện. Đây là một việc làm mà các bậc cha mẹ nhất định đừng bỏ qua.
2. "Con cảm thấy thế nào?"
Hãy để cảm xúc của trẻ được thoát ra.
Sau khi cha mẹ hiểu vấn đề, đừng vội giáo dục con. Khi cha mẹ giáo dục, chúng sẽ dễ bị kích động. Và nghiên cứu khoa học cho thấy rằng khi một người có cảm xúc mạnh mẽ, anh ta rất khó để tiếp nhận các kích thích, tác động bên ngoài.
3. "Con muốn gì?"
Biết những suy nghĩ của con.
Vào lúc này, bất kể đứa trẻ có thể nói ra những lời sửng sốt như thế nào, thì cũng đừng hoảng sợ, đừng sợ hãi, bình tĩnh tiếp tục hỏi bé câu hỏi thứ tư.
4. "Con nghĩ gì về điều đó?"
Hãy để trẻ nói theo cách riêng của chúng.
Ở giai đoạn này, chúng ta phải tôn trọng "lời nói của trẻ" và cho trẻ đủ sự tôn trọng.
XEM THÊM "HỌC TIẾNG ANH 1 KÈM 1 CHO TRẺ" https://www.ss.edu.vn/post/t%E1%BB%95ng-quan-v%E1%BB%81-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-esl-online-1-k%C3%A8m-1
XEM THÊM "CÁC LOẠI TIẾNG ANH KHÁC NHAU "
Comentarios