top of page

SOMERVILLE

INTERMEDIATE SCHOOL

151628-89258-7.jpg

https://www.somervilleintermediate.school.nz/

Địa chỉ: 39 Somerville Road, Somerville, Auckland 2014

Tuổi học sinh: 10,5-13 tuổi

Khối: Lớp 7,8   

Decile: 10/10 (Chỉ số decile đánh giá về nền tảng kinh tế xã hội của phụ huynh của một trường. Chính phủ sẽ dựa trên chỉ số này để quyết định việc đầu tư cho từng trường. Nhìn chung chỉ số càng cao (10 là cao nhất) thì bố mẹ càng có điều kiện về kinh tế, kiến thức và quan tâm tới con cái. Nền tảng của bố mẹ và con cái sẽ tạo ra môi trường học của cả trường. Thực tế chứng minh, thống kê chỉ rõ rằng thì các trường có decile thấp có tỉ lệ pass các kì thi quốc gia thấp hơn rất nhiều so với các trường có decile cao hơn)

Trường tọa lạc tại vị trí trung tâm Botany Down, khu vực giàu có bậc nhất phía của phía đông thành phố Auckland.

Đây là trường đầu tiên em đi thăm quan tại Auckland. Cảm nhận đầu tiên của cá nhân em, khi mới đặt chân đến trường đó là sao cái trường này hay nhỉ, cả khuân viên trường toàn nhà 1,2 tầng lại trông nhỏ nhỏ thế này thì chứa được bao nhiêu học viên, nhưng sau cuộc trò chuyện với cô May, trưởng phòng hợp tác quốc tế của trường rồi được cô thực tế đi tham quan con đường, vườn cây toàn các sản phẩm sáng tạo của học viên và các lớp học đầy đủ các trang thiết bị, các lớp học mang tính thực tiễn ứng dụng cao,… đã khiến em hoàn toàn suy nghĩ lại.

Winner_Photo.jpg

Giới thiệu sơ qua về chương trình học của trường:

  • Khoa học: Có 2 chương trình khoa học:

+ Chương trình A: Khám phá thế giới hóa học và vật lý thông qua việc thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, thu thập và phân tích dữ liệu, đưa ra kết luận, rút ra kết luận và truyền đạt kết quả. Học sinh được học những đặc điểm mà các nhà khoa học đã làm cho họ thành công và kiến thức khoa học thay đổi theo

thời gian.

+ Chương trình B:Trọng tâm là khám phá thế giới sống động qua các cuộc điều tra tập trung phân loại, xác định và sử dụng hoặc tạo ra các mô hình giúp sinh viên phát triển khả năng khoa học.
Một loạt các cuộc điều tra được thực hiện liên quan đến việc sinh viên làm việc hợp tác để phát triển giải thích về thế giới họ đang sống.

  • Toán

  • Tiếng anh:

  • Công nghệ:

+ Vật liệu cứng (Thiết kế, chế tạo các sản phẩm máy móc đơn giản như trò chơi, 2D và 3D)

+ Thiết kế đồ họa

(lớp 7 được học về lí thuyết phối màu, in chữ, và những hỗ trợ của máy tính trong thiết kế, lớp 8 học sâu hơn về kiến thức hình học, vẽ kiến trúc và đồ họa cơ bản trên máy tính )

+ Chế biến thực phẩm

( Lớp 7: Học cách sử dụng các thiết bị trong nhà bếp, đọc công thức chế biến, chế biến các món đơn giản, trang trí các món ăn, cách rửa bát đĩa

Lớp 8 học nhiều hơn về vi khuẩn tốt và hại trong thực phẩm, chế biến các món nổi tiếng của Nz, đảm bảo thực đơn cân bằng dinh dưỡng, viết công thức nấu, làm việc theo nhóm)

  • Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật tạo hình (Visual Art) như vẽ, chụp ảnh.

+ Âm nhạc:

(Lớp 7: Học đọc và viết nhạc,

+ Nhạc kịch

  • Chương trình hỗ trợ đặc biệt cho:

+ Các lớp học nâng cao bổ sung bạn có tài năng đặc biệt phát huy hết tài năng của mình

+ ESOL: Chương trình hỗ trợ đào tạo tiếng anh miễn phí cho các bạn học sinh quốc tế khi tiếng anh không phải tiếng mẹ đẻ (1h/ngày). Lớp nhóm nhỏ để học viên và giáo viên tương tác tối đa

uniformpic.jpg

Theo quy định của NZ, học sinh từ lớp 1 – 8 bắt buộc học tất cả các môn, bao gồm: Toán, Anh văn (Văn học), Khoa học A và Khoa học B, Công nghệ, Giáo dục thể chất. Tuy nhiên, NZ không có sách giáo khoa chung cho toàn quốc mà mỗi trường, mỗi giáo viên tự soạn chương trình phù hợp với từng đối tượng học sinh. Vì thế chất lượng của giáo viên và trường học là điều vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng giáo dục, chính phủ đề ra các tiêu chuẩn (National Standard) cho từng bậc học. Vào khoảng giữa năm học (tháng 6, 7) nhà trường sẽ có các cuộc họp phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập của mỗi học sinh. Để bảo vệ thông tin cá nhân, các cuộc họp phụ huynh là những lần trao đổi riêng giữa giáo viên với từng phụ huynh và từng học sinh

Giáo dục NZ cũng như các nước phát triển đều chú trọng đến việc phát triển từng cá thể riêng biệt. Vì thế, các bạn tuy trong cùng một lớp nhưng học các level khác nhau theo đúng trình độ. Ví dụ, lớp của bạn Sue chia ra 4 nhóm Reading (môn đọc), mỗi nhóm sẽ được giao các bài đọc khác nhau. Bạn nào tiến bộ sẽ chuyển lên nhóm trên. Còn về môn Toán, các bạn trong tất cả các lớp cũng được chia làm 4 level. Đến giờ học Toán cho level 1, tất cả các bạn ở level 1 của tất cả các lớp sẽ tập trung tại 1 phòng học Toán riêng. Ngày đầu tiên nhập học (cho học sinh quốc tế), trường sẽ kiểm tra trình độ và xếp cho các bé  theo học đúng khả năng của mình. Cho nên các bé và phụ huynh luôn yên tâm rằng con mình sẽ không bị bỏ rơi hoặc cảm thấy yếu kém hơn bạn của mình.

Trường Somerville thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa để giúp các bạn nhỏ tìm hiểu thế giới. Mỗi năm trường tổ chức camping, hoặc tham quan các trường Đại học để giúp các bạn nhỏ có thể hình dung được những điều mình mong muốn trong tương lai.

Đối với học sinh quốc tế, Somerville sẽ sắp xếp cho các bạn ở homestay theo yêu cầu. Các gia đình nhận homestay (host family) phải đảm bảo tuân thủ theo Nguyên tắc thực hành đối với học sinh quốc tế của Chính phủ New Zealand. Các gia đình này được bên Cảnh sát xác nhận về nhân thân. Thông thường, host family ở ngay khu vực gần trường học nên các bạn có thể tự đi bộ hoặc đi bus đến trường. Nếu ở xa, host family sẽ có trách nhiệm đưa đón các bé. Cuộc sống ở homestay giúp các bạn nhỏ thực sự được hòa mình vào văn hóa của người bản địa, giúp các bé nâng cao khả năng giao tiếp và tự tin hơn. Somerville nói riêng, và tất cả các trường học nói chung cũng như Chính phủ NZ luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các bạn nhỏ khi sống cùng host family.

Capture.JPG

Mỗi một ô nhỏ trên bức tranh này là du 1 học sinh tự thiết kế và tự vẽ

Thực tế tham quan:

- Phòng học ở Somerville rất khác so với phòng học tại VN. Bàn ghế để tự do, các học sinh có thể chạy đi chạy lại, thậm chí bò dưới sàn để học (chủ yếu là chơi). 1 lớp có khoảng từ 20-25 học sinh. NZ giáo dục ở đây phát huy tinh thần tự học nên giáo viên chỉ hướng dẫn.

+ Lớp thứ 1 chúng tôi thăm quan là lớp các bạn nhỏ học chơi đàn, trong lớp có đủ các loại nhạc cụ từ trống, guitar, piano, … có giáo viên hướng dẫn các em sử dụng từng loại nhạc cụ. Đối với các em học sinh lớp 7 các em sẽ có khoảng 10 tiết, mỗi tiết gần 1 tiếng rưỡi để khơi gợi niềm yêu thích với âm nhạc trong mỗi em. Các em được học đọc và viết tông trầm, tông cao, chơi được nhiều bài hát với đàn ukulele và hiểu được tầm quan trọng của âm nhạc đối với phát triển não bộ còn lớp 8 thì các em có thể viết lời cho bài hát, chơi được guitar, trống,…

Capture 1.JPG

CEO SS ENGLISH ACADEMY có mặt tại trường thể tham quan điều kiện cơ sở vật chất của trường

+ Lớp thứ 2 là môn công nghệ:

Trong lớp chứa đầy các công cụ hỗ trợ, các sản phẩm do các bạn học sinh tự tay thiết kế và hoàn thành. Cả lớp bạn nào cũng đang tay kéo, cưa, giấy giáp, đá mài cắt gỗ, nhựa trong sự say mê hứng thú

Capture 2.JPG

Các lớp công nghệ tại trường

+ Lớp kịch:

Mình cùng cô May, trưởng phòng hợp tác quốc tế dừng ở lớp này khá lâu vì mình thấy khá thú vị với màn trình diễn kịch câm của các bạn nhỏ

Capture 5.JPG

CEO Samuel Sơn tham quan lớp tập kịch tại trường

+ Lớp dạy nấu ăn

Khi bước vào lớp là lúc các bạn nhỏ đã hoàn thành xong công việc làm bánh pizza và đã cho vào lò đợi nướng, trong lúc đợi bánh chín thì các bạn phân công nhau dọn dẹp bãi chiến trường. Các học sinh lớp 7,8 ở đây sẽ được học chế biến cho mình các món ăn phương Tây đơn giản như: Pizza, sandwich, hamburger, các loại bánh cookies. Ở trường Somerville có 1 cái rất đặc biệt đó là học sinh sau khi làm ra các sản phẩm của mình có thể mang ra 1 gian hàng ngay tại sân trường và chào bán sản phẩm của mình luyện tập kĩ năng kinh doanh và bán hàng luôn. Rất tiếc hôm mình đến thì các bạn làm ít quá, bánh chín là ăn hết luôn chứ không bán 

Capture 7.JPG

Lớp dạy nấu ăn tại trường

+ Hoạt động thể thao:

Ở đây các em được học/chơi thể thao hàng ngày. Mỗi em sẽ tự chọn cho mình 1 sport club để tham gia. Trường có sân netball, basket ball, tennis, bóng bàn. Sân chơi (play ground) dành cho tất cả các bé. vào giờ ra chơi (trừ những ngày mưa), TẤT CẢ bắt buộc phải ra sân để đảm bảo đủ ánh nắng và tăng cường hoạt động thể chất. Bên cạnh play ground có 1 cái lều dành cho các bé nhác hơn 1 tý có thể ngồi xem các bạn chơi, và có thể để dùng làm nơi các bé dùng bữa trưa. Trường quy định học sinh không được dùng điện thoại di động, nếu có việc khẩn cấp, nhà trường đã có các bộ phận hỗ trợ liên lạc với gia đình.

 

Bơi là môn thể thao bắt buộc ở NZ và hầu như tất cả các trường tiểu học từ tiếu học đến cấp 3 đều có bể bơi riêng.

Capture 8.JPG

Sân chơi cho học sinh vận động trong trường giúp các bạn thoải mái sáng tạo và nâng cao sức khỏe

Bơi là môn thể thao bắt buộc ở NZ và hầu như tất cả các trường tiểu học từ tiếu học đến cấp 3 đều có bể bơi riêng.

Capture 12.JPG

Hồ bơi tại trường

Assembly

Em cũng có may mắn được tham dự 1 buổi Assembly định kì của trường vào lần thứ 2 thăm trường và thấy khá là thú vị.

Trẻ con bên này đi học không có chào cờ như ở Việt Nam mà thay vào đó các bạn được nghe câu chuyện truyền cảm hứng từ thầy cô hay khách mời, các video về ý nghĩa của việc sống tốt, chia sẻ, giúp đỡ người khác và cuối cùng là các bạn đang trong học kì có môn art về nhạc kịch thì có tiết mục trên sân khấu biểu diễn để làm quà tặng quà cho các bạn nhận chứng nhận tốt nghiệp hay sự kiện của trường. Nhìn cách tụi nó xếp hàng lấy chỗ ngồi hay từ từ đi ra khỏi chỗ ngồi theo hàng tuần tự và vẫn giữ hàng đó đến tận lớp học mới thấy cách tổ chức tốt trong hệ thống giáo dục phương Tây ntn. trước mình nghe nói tụi nhóc Tây cứng đầu nhưng thực tế quan sát thì mình lại thấy ngược lại, dù tụi nó thích hỏi, giải đáp các thắc mắc nhưng khi thầy cô giáo đã yêu cầu gì tụi nó rất nghiêm túc thực hiện
 

Capture 16.JPG

Một buổi Assembly tại trường

bottom of page